Khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ bạn cần chú ý tới một số yêu cầu về độ an toàn, tháp dinh dưỡng và cách phối hợp thức ăn sao cho hợp lí. Dưới đây là những lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ mà bạn không thể bỏ qua.
An toàn
Cần phải đảm bảo rằng những thức ăn bạn mua để chế biến cho trẻ bao gồm sữa, thực phẩm, ngũ cốc…là những thực phẩm sạch, an toàn, có guồn gốc xuất xứ rõ ràng, chưa hết hạn sử dụng…
Tháp dinh dưỡng
Tháp dinh dưỡng thể hiện khá rõ nhóm thực phẩm và tỉ lệ các loại thức ăn. Nếu nắm vững tháp dinh dưỡng bạn sẽ thấy yên tâm hơn khi phối hợp thành phần thức ăn cho trẻ.
Thức ăn bổ xung gồm 5 nhóm
Nhóm 1 là các thức ăn chủ yếu
Nhóm này bao gồm các loại thức ăn cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô. Bạn cho trẻ ăn các thức ăn nhóm 1 theo nhu cầu
Nhóm 2 là nhóm giàu Vitamin và chất khoáng.
Bao gồm các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau cải, rai mồng tơi..Các loại quả có màu vàng, đỏ như: Đu đủ, xoài, chuối. Bạn hãy cho trẻ ăn các thức ăn nhóm 2 theo khả năng.
Lưu ý: Một số loại rau không nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn nhiều là rau dền (chứa nhiều nitrit) hoặc bắp cả, súp lơ, củ cải…có thể gây đầy bụng cho trẻ.
Nhóm 3 là nhóm cung cấp chất đạm
Nhóm này bao gồm các loại như: Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc, vừng…Bạn chỉ nên cho trẻ ăn đủ lượng đặc biệt là các loại đạm động vật nên thay thế bởi các loại đảm thực vật. Đạm thực vật tốt cho cơ thể bé bởi không làm tăng Cholesterrol. Đạm có nguồn gốc từ cá tốt cho tim mạch và não. Trong các loại thủy hải sản,tôm hùm được cho là có chứa nhiều Cholesterrol, còn các loại khác tương đối bổ và lành. Các loại nghêu, sò, ốc, hết, chai…chứa nhiều chất vôi, tốt cho xương của trẻ nhưng không nên cho trẻ ăn trước 9 tháng tuổi ăn.
Bạn không nên cho trẻ ăn nhiều thịt đỏ bởi nó chứa nhiều Cholesterrol, thịt bò, bê, trâu là các loại thịt đỏ. Theo Đông y, đây là các loại thịt có tính hàn, vị lạnh, không nên cho trẻ nhỏ ăn trước 9 đến 10 tháng tuổi và người ốm ăn. Thịt trắng như thịt gà ngan được cho là có lợi hơn.
Nhóm 4 cung cấp chất béo
Nhóm này bao gồm dầu, mỡ, bơ, lạc,vừng…Bạn nên hạn chế sử dụng nhóm này trừ vừng.
Nhóm 5: Bao gồm đường, muối, bạn nên cho trẻ ăn ít.
Phối hợp thức ăn
Khi phối hợp thức ăn bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:
-Phối hợp thức ăn có tính nóng, ấm, lạnh theo Đông Y
Không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn các loại hải sản, vì ruột của bé chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này…đồng thời có một số trẻ nhỏ có thể dị ứng với hải sản.
-Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất: Thực phẩm càng thuần nhất càng dễ tiêu hóa. Ví dụ bạn không nên phối hợp giữa cá, tôm, cua,ốc với các loại thịt đặc biệt là thịt có màu đỏ. Chỉ nên cho trẻ ăn một loại đạm động vật trong một bữa ăn.
-Không nên cho nhiều loại rau trong một bát cháo: Điều này sẽ khiến cháo mất hương vị thậm chí các chất trong các loại rau có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
-Phối hợp quá nhiều thức ăn trong một bữa: Điều này gây khó chịu và dễ làm trẻ chán ăn.
-Không lạm dụng chất xơ: Chất xơ giúp cho trẻ tiêu hóa tốt nhưng cũng không nên cho trẻ dưới 6 tháng ăn nhiều chất xơ vì có thể gây ra tiêu chảy vì ruột bị kích thích quá mức, hoặc cũng có thể gây tình trạng táo bón khi chất xơ bị ứ đọng.
-Thay đổi bữa ăn cho phong phú và cân bằng: Ví dụ trong thức ăn đã có sữa, đạm thì bạn nên cho trẻ tráng miệng bằng hoa quả…
Phối hợp tốt giữa các loại đạm có nguồn gốc thực vật và động vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tỉ lệ phối hợp tốt nhất là 50/50.
-Phối hợp theo sở thích: Mỗi trẻ khác nhau có sở thích khác nhau, bạn nên quan sát con mình thật kỹ để biết cách chế biến phù hợp với khẩu vị của con.
HL
ĐỌC BÁO PHỤ NỮ ONLINE TIN TỨC MỚI NHẤT LIÊN TỤC CẬP NHẬT 24H