Home / Các món trứng / Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – Thế giới bột ăn dặm cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – Thế giới bột ăn dặm cho bé

cach-kho-luon-cho-be-7004f79876db788

Từ khi tròn 6 tháng tuổi, bé của mẹ sẽ bắt đầu làm quen với những muỗng ăn dặm đầu tiên. Để đồng hành cùng bé yêu trong giai đoạn này, mẹ cần chuẩn bị thực đơn hàng ngày vừa đầy đủ các chất dinh dưỡng vừa làm bé luôn hứng thú với những bữa ăn. Việc này chắc chắn sẽ làm mẹ bận rộn hơn và đôi khi cảm thấy một chút “áp lực”. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi được tư vấn từ những chuyên gia dinh dưỡng sau đây sẽ gợi ý cho mẹ những thực đơn phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của bé.

1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – 7 tháng tuổi

Thời kỳ này hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, và bé chỉ mới đang tập làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, nên mẹ chú ý thực hiện đúng hai nguyên tắc:

  • Ăn từ loãng đến đặc: Đây là một quy tắc quan trọng để tránh cho hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện của bé phải hoạt động quá sức. Ban đầu, mẹ có thể tập cho bé ăn bột với 1 -2 muỗng bột, rồi tăng lên 1/3 rồi đến nửa bát ăn cơm bột mỗi bữa, cho bé ăn 2-3 cữ một ngày. Kể cả khi bé ăn rất ngon miệng và nhanh chóng “giải quyết” hết sạch phần bột mẹ chuẩn bị trong những ngày đầu, mẹ cũng không nên để bé ăn thêm vì nếu ăn quá nhiều, bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

cach-kho-luon-cho-be-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-5-1

Bé 6 tháng tuổi cần ăn thức ăn loãng để hệ tiêu hóa có thể thích nghi
  • Ăn từ ít đến nhiều: Đây là một quy tắc quan trọng để tránh cho hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện của bé phải hoạt động quá sức. Ban đầu, mẹ có thể tập cho bé ăn bột với 1 -2 muỗng bột, rồi tăng lên nửa bát ăn cơm bột/ mỗi bữa, mỗi đợt kéo dài 2-3 cữ một ngày. Kể cả khi bé ăn rất ngon miệng và nhanh chóng “giải quyết” hết sạch phần bột mẹ chuẩn bị trong những ngày đầu, mẹ cũng không nên để bé ăn thêm vì nếu ăn quá nhiều, bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

cach-kho-luon-cho-be-th

Đừng cho bé ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu tập ăn dặm, mẹ nhé!
  • Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Cho bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm với các món có vị ngọt trước, ví dụ bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ đón nhận các món mới khi có hương vị sữa quen thuộc. Sau khoảng 2-4 tuần, bé có thể ăn thêm bột mặn chế biến từ thịt, cá…

cach-kho-luon-cho-be-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-6

Bột vị ngọt thường làm từ các loại rau củ quả

Để tiết kiệm thời gian mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ có thể chọn bột ăn dặm của các nhãn hiệu uy tín trên thị trường, cần lưu ý là pha đúng công thức như hướng dẫn trên vỏ hộp. Bột ăn dặm RiDIELAC đem đến nhiều chọn lựa cho mẹ khi bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm, như là: bột ăn dặm RiDIELAC Yến Mạch Sữa, Gạo Trái Cây, Gạo Sữa giúp mẹ tiết kiệm thời gian và làm phong phú thêm bữa ăn cho bé yêu.

Hoặc mẹ có thể thử vài món ngon cho bé trong giai đoạn này theo thực đơn sau nhé:

cac-mon-trung-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-1

Bột gạo sữa phù hợp cho trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi

Lưu ý với mẹ rằng trong giai đoạn mới ăn dặm, bé thường ngoảnh mặt đi hoặc nôn ọe. Đó là do khứu giác còn nhạy cảm và non nớt, bé chưa kịp tiếp nhận và thích nghi mùi lạ nên không tránh được phản ứng sợ hãi và từ chối thức ăn. Vậy nên mẹ đừng vội vã ép buộc bé ăn, hãy để bé có thời gian thích nghi. Ngoài việc chuẩn bị bột vị ngọt có hương vị gần sữa mẹ, mẹ cũng có thể tạo sự hào hứng và thích thú cho bé bằng cách chuẩn bị những vật liệu ăn dặm dễ thương, màu sắc rực rỡ. Mẹ có thể vừa cho bột vào chén ăn hình thỏ ngộ nghĩnh và trò chuyện vui vẻ với bé. Tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ kích thích cơ thể bé tiết ra các men tiêu hóa có lợi, giúp bé hào hứng với bữa ăn hơn.

cac-mon-trung-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-3-1

Hãy giúp bé tận hưởng không khí ăn uống vui vẻ, thoải mái khi ăn

2. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 11 tháng tuổi

Khi bé đã dần quen với bột pha loãng, mẹ hãy tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé bằng cách tăng lượng bột, sau đó chuyển dần từ ăn bột sang ăn cháo tán nhuyễn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự vận đông và phát triển của bé.

Thực phẩm thích hợp với bé cho giai đoạn này đã phong phú hơn, mẹ có thể dùng thịt heo, gà, tôm, cá… kết hợp với các loại rau củ cho các bữa ăn dặm hàng ngày của bé. Khi chọn thịt, mẹ phải đảm bảo thịt tươi sống để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

Mẹ có thể dùng thịt heo, gà, tôm, cá… kết hợp với các loại rau củ cho thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé. Nếu mẹ quá bận rộn, bột ăn dặm RiDIELAC của Vinamilk với các hương vị Yến mạch gà đậu Hà Lan, Bò Rau Củ, Heo Bó Xôi, Heo Cà Rốt sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé yêu, vừa tiết kiệm thời gian vừa có được bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chỉ cần làm theo hướng dẫn pha bột trên bao bì là bữa ăn của bé đã sẵn sàng.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé:

-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-4-2

Bột thịt bò cải ngọt phù hợp cho bé 7 đến 11 tháng

3. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi:

Lúc này, thường bé đã mọc răng, mẹ có thể thử cho bé ăn cá, đậu cùng với một số trái cây khác như dâu, cam quýt, các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân… Đây là giai đoạn bé đã có thể ăn thô, cháo tán hoặc cháo nguyên hạt. Mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé, kết hợp thịt, cá… và rau củ.

Hoặc nếu mẹ bận rộn quá, có thể chọn Bột ăn dặm Heo bó xôi, Gà rau củ, Bò rau củ của RiDIELAC với hương vị thơm ngon hấp dẫn không khác gì món ăn mẹ tự tay nấu bếp. Chắc hẳn bé yêu sẽ hào hứng với sự đổi vị cho bữa ăn của mình!

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé:

cac-mon-trung-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-1-1-1

Gợi ý thực đơn cho bé 12 tháng: cháo thịt heo rau bó xôi

4. Mách nhỏ với mẹ 10 siêu thực phẩm ăn dặm

Hãy bỏ túi những thực phẩm sau để làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ nhé!

  • Việt quất: Đây là loại quả dồi dào của chất chống ôxy hóa và flavonoid, vô cùng có lợi cho mắt và não bộ, thậm chí còn tốt cho cả đường tiết niệu của bé. Vì việt quất có vị chua, mẹ có thể làm thành nước ép hoặc làm mứt, cho thêm một ít đường và trộn cùng với sữa chua để bé dễ ăn hơn.
  • Bí đỏ: Đây là nguồn bổ sung beta-carotene dồi dào vô cùng bổ dưỡng cho “cửa sổ tâm hồn” của bé. Bí đỏ lại còn dễ biến thành các món ăn vừa hấp dẫn vừa ngon ngọt. Mẹ có thể dùng bí đỏ để hấp rồi nghiền hoặc nấu súp và thêm chút phô mai cho bé ăn dặm.
  • Đậu lăng: Đây là siêu thực phẩm này giúp bé bổ sung protein và chất xơ tiêu hóa hòa tan, cùng với lượng sắt cao gấp 2 lần những loại rau củ khác. Đậu lăng cũng dồi dào vitamin B, folate rất tốt cho bé.
  • Bông cải xanh: Nhiều chất xơ, folate và canxi, bông cải xanh còn là nguồn thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Đừng quên tập cho bé ăn bông cải ngay từ lúc mới ăn dặm, bé sẽ không tỏ ra khó khăn khi ăn rau sau này. Bông cải xanh hơi có mùi, vì vậy tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn khi rau đã nguội.

cac-mon-trung-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-2-1-1

Bông cải xanh dồi dào chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé
  • Quả bơ: Chứa chất béo lành mạnh, bơ là rất hữu ích trong việc kích thích não bộ con phát triển. Mẹ có thể trộn bơ với phô mai, táo, chuối, hoặc cho bé ăn kém bánh quy giòn để bé ăn dặm.
  • Quýt: Đây là loại trái cây tuyệt vời có hương vị lý tưởng cho trẻ ăn dặm với lượng vitamin C – chất chống ôxy hóa dồi dào.
  • Sữa chua: Đây là thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên cho bé ăn dặm. Nhưng không chỉ canxi, trong sữa chua còn chứa vitamin D cùng các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Có một lưu ý nhỏ là mẹ đừng nên chọn loại sữa chua tách béo, ít béo hay ăn kiêng cho bé nhé vì bé yêu của mẹ cần lượng calorie từ chất béo trong sữa chua đấy. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua không hoặc trộn chung với các loại trái cây nghiền khác như cam, quýt, chuối, táo, bơ.
  • Thịt đỏ: Đây là nguồn cung cấp sắt và kẽm cho bé yêu mà mẹ có thể bổ sung vào nguồn nguyên liệu chế biến món ăn dặm cho bé.

cac-mon-trung-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-3

Từ tháng 7 – 8, mẹ có thể chế biến thịt đỏ để làm món ăn dặm giàu sắt cho bé
  • Mận khô: Không khô khan như tên gọi, thực ra loại trái cây sấy khô này lại là nguồn cung cấp chất xơ tiêu hóa dồi dào giúp bé phòng tránh táo bón – tình trạng rất thường xảy ra khi bé chuyển sang ăn chất rắn.

5. Bốn lưu ý quan trọng khi mẹ chế biến các món ăn dặm cho bé:

  • Nên thêm 1 chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm cho bé: Mỡ/dầu ăn là điều vô cùng quan trọng đối với bé cưng của mẹ. Trên thực tế, dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và còn có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Không những thế, mỡ/dầu ăn cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.
  • Khi bé chưa tròn 1 tuổi, không nên thêm gia vị/nước mắn vào món ăn dặm: Không ít mẹ cho rằng cần thêm một chút nước mắm để giúp đồ ăn dặm thêm đậm đà và kích thích vị giác của bé. Điều này hoàn toàn sai lầm vì ăn muối lúc này sẽ không tốt cho thận của bé. Nêm thêm mắm muối vào đồ ăn sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức.
  • Nguyên liệu cần sạch và an toàn: Nguyên liệu làm thức ăn cho bé cần đảm bảo sạch và an toàn, không có bất kỳ sinh vật gây bệnh nào, không sử dụng các hóa chất có hại hoặc chất độc. Nếu thực đơn ăn dặm của bé có cá hay tôm, mẹ cần đảm bảo không có xương (cá phải gỡ thịt, tôm phải cắt râu, xay và băm nhuyễn) hoặc các miếng cứng có thể làm bé bị thương.

cac-mon-trung-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-4-1

Luôn đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm khi chế biến
  • Vệ sinh thực phẩm khi chế biến: Tất cả dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn của bé cần được rửa và giữ sạch; Thức ăn sau khi nấu cần cho bé ăn ngay trong vòng hai giờ.

Mẹ có thể tham khảo những thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi ở trên khi chuẩn bị bữa ăn cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm thêm những món tương tự để làm phong phú thực đơn cho bé mỗi ngày, ví dụ các sản phẩm ngon lành và đầy dinh dưỡng của Ridielac. Nhãn hàng hi vọng rằng sẽ luôn là người bạn đồng hành của mẹ và bé, không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian nấu nướng và dành thêm thời gian vui chơi cùng bé yêu.

Đọc thêm:

Giai đoạn bé ăn dặm là giai đoạn phát triển mới và quan trọng, mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách dựa trên độ loãng và vị của món ăn dặm, thành phần và lượng ăn dặm. Cách cho bé ăn dặm đúng cách là lựa chọn các món bột ăn dặm cho bé từ loãng đến đặc; từ vị ngọt tới vị mặn. Tham khảo ngay 5 nguyên tắc trong bài viết để giúp việc ăn dặm của bé được dễ dàng hơn, mẹ nhé!

Ngoài thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hay truyền thống, gần đây còn phương pháp kết hợp Nhật – Việt khiến mẹ cũng bối rối vô cùng. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho mẹ những thông tin về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, đồng thời tư vấn cho mẹ có nên kết hợp hai phương pháp ăn dặm này không, mời mẹ tham khảo nhé!

Bột ăn dặm loại nào tốt cho bé là câu hỏi khá phổ biến của các bà mẹ đang có con tuổi ăn dặm. Bột ăn dặm tốt phải được bé yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, kích thích bé ăn ngon miệng cũng như đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhiều hơn của bé. Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu xem cụ thể bột ăn dặm như thế nào thì tốt cho bé mẹ nhé!

Mời mẹ cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của ba phương pháp phổ biến nhất hiện nay là Ăn dặm truyền thống (ADTT), Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) và Ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) để chọn được phương pháp thích hợp nhất nhé.

Khi được 7 tháng tuổi, bé yêu của mẹ đã nặng khoảng 6,8 – 8,7 kg, cao khoảng 65 – 72cm nếu là bé gái và sẽ nặng khoảng 7,5 – 9,3kg, cao khoảng 67 – 73cm nếu là bé trai. Khác với giai đoạn 6 tháng đầu, sữa lúc này đã không còn đủ dưỡng chất để là thức ăn duy nhất giúp bé phát triển nữa. Vậy nên, mẹ cần chú ý lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng hợp lý hơn để bé tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh.

cac-mon-trung-thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-5

Làm sao để mẹ biết bé đã sẵn sàng ăn dặm

THẾ GIỚI BỘT ĂN DẶM CHO BÉ

Check Also

com-nguoi-chien-trung-nguyen-lieu-lam-trung-cuon

Những kiểu tráng trứng độc đáo bằng chảo chống dính

Trứng chiên cuộn Chỉ với vài quả trứng và một cái chảo chống dính, một …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *