Thiết kế menu không những là môn học giảng dạy về các quy tắc thiết kế mà nó còn là môn học đánh giá về thị giác và tâm lý thực khách khi nhìn vào menu mà đặt món. Gregg Rapp thiết kế menu đã 30 năm và sau đây hãy cùng RGB, chúng ta sẽ tìm hiểu về 10 thiết kế menu bắt mắt dành cho nhà hàng. Đây là những “bí kíp” chuyên nghiệp theo từng chủ đề mà các nhà chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra kết luận đúng đắn
1.Thu hút mạnh từ cái nhìn ban đầu
Khi đi ăn, thực khách mong muốn xem menu nhanh hơn thay vì đọc thông tin từ trước ra sau (được chứng minh thông qua cuộc thăm dò Gallup, trung bình là khoảng 109 giây), cho nên việc cung cấp thông tin trên menu phải thật hiệu quả. Nhà hàng tạo nên menu của họ dễ dàng hơn bằng cách sử dụng những tiêu đề rõ ràng, nhanh chóng tìm được tên thức ăn hoặc là những nhu cầu khác.
Các nhà thiết kế menu tập trung vào việc nghiên cứu từng phần trong menu – nơi mà mọi người nhìn vào đầu tiên chỉ trong 109 giây và các món ăn menu được nhìn thuận lợi nhất. Nói tóm lại, khi canh chỉnh menu thẳng đứng, khách hàng sẽ dành thời gian để xem từ trên xuống dưới – với lý do đó, những món ăn trên đĩa sẽ thường xuyên bán nhanh nhất.
2. Nhấn mạnh phần họa tiết
Các nhà nghiên cứu cho rằng khi thực khách xem menu, mắt họ sẽ tập trung đầu tiên vào vị trí trên cao ở góc phải của menu, gọi là “Điểm nhấn”. Chính vì thế các nhà hàng luôn cố tận dụng vị trí đó vào những món ăn mà họ muốn bán nhất (thường là những món ăn đắt tiền). Menu dưới đây chính là menu hải sản, món này được bố trí nằm ở phía góc phải và được minh họa một cách sinh động.
Thay vì sử dụng minh họa ở góc cao bên phải, menu này khá bao quát, kiểu chữ được in đậm và dễ dàng thu hút mắt vào điểm nhấn. Chắc chắn rằng món Steak và Kidney Pie chính là món ăn đắt nhất trong menu này.
Tuy nhiên, điểm nhấn của menu luôn thay đổi liên tục và còn phải căn cứ vào bố cục của menu nữa.
3. Làm nổi bật các món ăn
Thông thường, các tờ báo và các quyển tạp chí luôn sử dụng lời trích đoạn để nhấn mạnh một lượng thông tin lớn, các menu luôn làm nổi bật một số món ăn mà nhà hàng muốn bạn gọi món bằng cách sử dụngkỹ thuật “sức hút thị giác”. “Sức hút thị giác” chính là công nghệ thu hút ánh mắt qua cái nhìn đầu tiên.
Nét đặc biệt của menu dưới đây chính là khung trang trí viền xung quanh và cách thể hiện đồ họa thu hút . Sự thêm bớt này của menu đã gợi nên cảm giác hoài cổ, những bữa tối sum vầy ngày xưa. Thực khách sẽ hoài niệm về những hương vị xa xưa khi đặt những món ăn đó.
Menu dưới đây mang một sức hút đặc biệt đó chính là đóng khung và viền bóng mờ với những đường chấm nét thẳng liền mạch. Họa tiết này giống như những sợi ruy băng và mũi tên giúp mắt của thực khách luôn hướng nhìn xuống dưới.
Menu tiếp theo vẫn tiếp tục đóng khung để nhấn mạnh một vài món ăn, bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa hơn nữa chính là nhóm những món ăn đắt tiền lại với nhau. Việc nhóm lại này cùng với trang trí minh họa bên trong, sẽ làm cho thực khách có sự lựa chọn đa dạng hơn.
Đây, nhà hàng này đã lựa chọn những thủ thuật khôn khéo đó chính là đóng khung đỏ bắt mắt để nhấn mạnh món ăn đắt thứ nhì của nhà hàng, không những vậy điều đó còn làm các món ăn đồng giá trở nên thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, các nhà hàng vẫn tiếp tục phát triển thêm nhiều ý tưởng đa dạng. Gregg Rapp đã giới thiệu ra chiến lược “nhấn mạnh” những món ăn trong menu. Rapp đề nghị rằng nên bao quát các món ăn vào một loại hạng mục (Ví dụ như món khai vị, món tráng miệng,….)
Menu tráng miệng dưới đây cũng có yếu tố làm nổi bật các món ăn với phong cách trang nhã, logo của nhà hàng được đặt ở trên đầu và minh họa góp phần tạo cho thiết kế trở nên đơn giản.
4. Ảnh hưởng màu sắc
Màu sắc cũng được sử dụng để nhấn mạnh, bởi vì mọi người luôn bị thu hút bởi sự đa dạng của màu sắc. Chính vì nguyên nhân đó, vòng thuần sắc là yếu tố để sử dụng cho quảng cáo và bao bì sản phẩm. Với menu thì đỏ và xanh biển chính là hai màu thông thường được nghĩ đến để thiết kế vì nó khiến cho thực khách khi nhìn vào càng mong muốn gọi thêm nhiều món nữa.
Menu này đặc trưng hai màu của đỏ và xanh thu hút mạnh mẽ cho nhà hàng barbecue này.
Hai menu tiếp theo sử dụng cả màu xanh và màu đỏ, thêm một chiến lược để thu hút sự chú ý ở những vùng xung quanh của menu và thiết lập một hệ thống bố cục phân cấp.
Menu dưới mang màu xanh chủ đạo là chính. Đó là màu sắc phù hợp với những nhà hàng chuyên mua bán hải sản, chúng mang đến một cảm giác tươi mát với việc đánh bắt cá biển (mặc dù đa số hải sản ở đây được hun khói hoặc ngâm nước hơn tươi sống). Nhưng bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào tâm lý con người. Nếu thực khách thích kết hợp cảm giác vừa ăn hải sản vừa ngắm nhìn sóng biển và hưởng thụ không khí mặn ngoài khơi ( bao gồm về sự phong phú các món ăn hải sản của nhà hàng) thì nhà hàng sẽ cố gắng lựa chọn những thiết kế để thỏa mãn với mong muốn của bạn. (Bài viết thực hiện bởi RGB. Vui lòng xin phép tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)
5. Hình ảnh phong phú
Dù có hay không thì những bức ảnh về các món ăn sẽ mang những ảnh hưởng tích cực, phụ thuộc một cách rộng rãi vào từng đặc điểm của nhà hàng. Ghép mỗi bức ảnh với mỗi tên món ăn sẽ làm cho menu có chất lượng kém, chính vì thế với những nhà hàng chất lượng cao sẽ tránh sử dụng cách này. Mặt khác, Rapp chia sẻ kinh nghiệm rằng, một bức ảnh ở mỗi trang có thể tăng doanh số menu lên tới 30%.
Chuỗi nhà hàng như Applebee là loại hình nhà hàng phù hợp khi sử dụng hình ảnh vào trong menu. Menu của Applebee hạn chế những hình ảnh vào mỗi hạng mục (hoặc một phần / trang), và menu cũng sử dụng các dấu ngoặc đơn để làm nổi bật các món ăn đặc biệt.
Món steakhouse được hạn chế sử dụng hình ảnh vào menu, nhưng phải chọn hình ảnh chất lượng cao để tăng thành phần, màu sắc và họa tiết của dĩa. Điều này sẽ làm cho mọi người mong muốn đặt món hơn nữa. Chính vì vậy, với chất lượng hình ảnh kém sẽ làm cho các món ăn có cảm giác không ngon miệng và không đẹp mắt.
Bên cạnh những lựa chọn khác, một vài nhà hàng sử dụng hình ảnh minh họa để nhấn mạnh. Bạn có thể xem ở phần cuối nhà hàng (Giống như Balthazar menu ở phần 2) hoặc thậm chí tại các nhiều quán ăn khác. Ví dụ như, menu bánh pizza này mang minh họa phong cách vintage trên menu của nó thêm một biểu tượng ở mỗi loại.
6. Ngôn từ miêu tả
Bạn có thể gọi tên và miêu tả từng thành phần các món ăn trong menu. Đây chính là thông tin mà những thực khách sẽ dựa vào nó mà quyết định đặt món. Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế menu và copywriters làm việc chăm chỉ và cùng hòa nhịp với mùi vị hấp dẫn của thực khách. Trong buổi phỏng vấn với báo ABC, Rapp đã nói rằng: ” Khi họ miêu tả tốt, doanh thu sẽ tăng lên 30%”.
Anh ấy đang thực hiện một cuộc khảo sát được chỉ đạo bởi Dr.Brian Wansink, giám đốc của Food and Brand Lab ở trường đại học Cornell. Môn học hướng dẫn những quy tắc thiết kế menu (chẳng hạn như đối với món “Thịt bò mọng hải sản Ý” hoặc “Thịt thăn hải sản”) kết quả là làm cho khách hàng có cảm giác hài lòng hơn với bữa ăn của họ. Nói cách khác, điều này sẽ cho ra những lời nhận xét thuận lợi – tạo ra những món ăn đáng mong đợi nhất và không tồi tệ hơn so với dự kiến.
So sánh những đĩa thức ăn với các từ ngữ miêu tả của chúng như “thịt mọng” , “thịt mềm” ;“rượu gin”; với thời gian văn hóa địa lý như “Cajun” , “nước Ý”; những hoài niệm như “truyền thống” và “quê ngoại”; những điều đó sẽ tạo ra những món ăn giản dị, phù hợp với văn hóa đời thường: những chiêu thức miêu tả đó sẽ làm tăng doanh thu lên đến 27%.
Vì vậy, các nhà hàng thường bỏ ra nhiều thời gian để tạo ra những từ ngữ ngắn gọn nhưng dễ nhớ qua tên gọi món ăn và những lời miêu tả sẽ thu về nhiều giải thưởng ấy. Hãy cùng xem về những ví dụ sau :
Thực đơn này dành cho những món hằng ngày với phong cách viết hấp dẫn và tập trung hết sự chú ý vào nét đặc trưng sang trọng. Hãy cùng xem sự miêu tả ngắn gọn về món “Gà rán kèm thịt bò” ở bức hình thứ hai dưới đây: “Bằm nhuyễn ở nhà – tay làm mềm thịt – chiên màu vàng nâu.” Cách thể hiện phải thật kỹ và khéo léo sẽ giúp cho thực khách đánh giá món ăn cao hơn.
Menu dưới đây được tạo thật khôn khéo kèm theo những mô tả của mỗi dĩa, giữ cho chúng ngắn gọn và đầy đủ. Cách viết thì không nên dài dòng hoặc hoa mỹ, nhưng phải giống với những miêu tả của mỗi loại đĩa thức ăn như “mềm” , “cay” , “DIY”.
Tương tự, cái tên của những món ăn trong menu chính là một ví dụ cao để miêu tả các tính chất riêng của họ.
Thành phần và quy trình nấu ăn với cách diễn đạt như “cứng”, “bia ôm”, “gia vị xưa”.
Nhà hàng cũng có thể sử dụng những lời giới thiệu khoái khẩu để đền bù giá. Đây, menu này lôi cuốn sự chú ý về những món ăn đắt nhất trong hạng Frist Course với lời mô tả hấp dẫn: “Cá hồi nướng tôm hùm với mì ống giấm tỏi” và nhiều loại tiêu đề như “Nui tôm hùm với nước sốt tỏi cay”, chi tiết này giống như phô trương cho khách hàng thấy rằng đây là những món ăn đặc biệt.
7. Hương vị hoài niệm
Trong nghiên cứu trên, tiến sĩ Wansink và nhóm của anh ta đã tìm hiểu về những quy luật trong thiết kế và nó đem đến nhiều hiệu quả trong một số cách sau: Phân loại các ý kiến, đánh giá về địa lý, nỗi nhớ nhà,… Menu dưới đây tiếp cận vị trí địa lý như Thung lũng Nava tạo nên cảm giác lạ lẫm và mát mẻ.
Chúng tôi đã tìm hiểu một vài chi tiết ở cách làm việc trước đó, nhưng ở đây, chúng tôi sẽ tập trung vào phong cách hoài cổ trong menu. Cách tiếp cận này giúp cho thực khách nhớ lại “những tháng năm xưa” khi thời gian chỉ tóm gọn lại với những từ ngữ quen thuộc hoặc nó tái hiện toàn bộ công lao của các đầu bếp, nhân viên phục vụ và chủ nhà hàng .
Chúng ta có thể xem khái niệm này ở menu dưới đây. Tên món ăn là “Chef Issac Gumbo” và “Ms .Bertha’s She Crab” tạo ra một menu gần gũi và thân thiện hơn.
Nhưng không có gì hơn nỗi hoài cổ bằng hương vị gia đình ngày xưa. Nó hiện hữu một cách tự nhiên trong đời sống và trong thiết kế menu nhà hàng. Bởi vì nhiều người có những kỷ niệm vui để chia sẻ kinh nghiệm trong nhà bếp hoặc bàn ăn – chẳng hạn như là nướng bánh với mẹ vào bữa tối Giáng sinh ở nhà bà ngoại – sử dụng hương vị xưa để động viên khách hàng nhớ lại những cảm giác, món ăn khác nhau. Trong cuộc phỏng vấn ở báo ABC, Rapp đã trình bày sự khác nhau giữa các cái tên chẳng hạn như “Cơm đậu đỏ” với “Cơm đậu đỏ của Ngoại”.
Đây chính là một ví dụ khác từ nhà hàng gọi là :”Faster Farmer”. Với những chủ đề gợi nhớ về những chuyến dã ngoại về đồng quê, sữa tươi và bánh mì, tại sao không hòa quyện những cảm giác ấm áp và nhẹ nhàng với một món ăn tên là “Granny’s Pork Chops”. (Bài viết thực hiện bởi RGB. Vui lòng xin phép tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)
8. Vứt bỏ những ký hiệu Dollard
Giá cả – một trong những vấn đề để tạo nên một menu chuẩn xác, thể hiện sự cân bằng trong lợi nhuận và không sợ mất khách hàng. Một trong những bước đầu tiên của thiết kế menu giống như Gregg Rapp đề nghị là loại bỏ các dấu hiệu của đồng đô la hoặc những ký hiệu tiền tệ khác. Những vấn đề về tiền tệ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thực khách, họ đến ăn chỉ vì giá tiền mà chẳng quan tâm đến các thành phần, chất lượng các món ăn. Nhưng theo ý kiến của Rapp, để tránh bị ảnh hưởng bởi các đồng tiền Dollard, các nhà hàng nên làm mềm giá.
Không chỉ có vậy, một nghiên cứu của The Center for Hospitality đã chỉ ra rằng thực khách sẽ tập trung vào menu nhiều hơn nếu trên menu không bao gồm những ký hiệu Dollar.
Nhà hàng này có ý tưởng chính xác vì đã không thêm ký hiệu đồng dollar vào menu của họ. Phương pháp này sẽ ảnh hưởng khá lớn nếu giá cả không được sắp xếp dễ dàng và điều đó sẽ đưa vào phương thức thiết kế tiếp theo.
9. Ẩn đi giá tiền
Rapp nói rằng giá cả là vấn đề lớn nhất mà anh ta luôn để ý trên menu: “ Thêm giá cả vào một cột sẽ làm cho khách hàng tập trung vào giá hơn là thức ăn của bạn và có thể họ sẽ chọn món ăn rẻ nhất.” Đó là điều mà các nhà hàng không bao giờ mong muốn.
Trong tư vấn kinh doanh nhà hàng, Rapp luôn để giá cả trên menu một cách rõ rệt, khéo léo lồng chúng vào các mô tả hấp dẫn. Menu dưới đây giống như ý kiến ấy, đặt giá kín đáo bên dưới các mục mô tả.
Một chiêu trò mà nhà hàng thường xuyên sử dụng đó chính là đánh lạc hướng khách hàng từ giá cả các món ăn. Món ăn được nâng giá cao hơn và nhà hàng mong muốn bán nó nhiều hơn.
Hãy xem ví dụ ở menu này, món đắt nhất chính là Cote de Boeuf với 64$ hơn gấp đôi giá các món ăn khác. Trong khi đa số mọi người không muốn trả hơn 60$ cho món sườn (Cote de Boeuf chỉ dành cho người Pháp chủ yếu là sườn bò), giá của món Cá bơn chỉ có 29$ và 24$ với món gà thì có thể chấp nhận được.
10. Những con số “thân thiện”
Con số luôn là một vấn đề đáng quan tâm với tất cả mọi người. Trong thực tế bạn sẽ luôn bị đau đầu bởi những con số đó khi mua sắm trong siêu thị hằng ngày hoặc phải tự xác định giá cụ thể của một vật nào đó. Khi kết hợp các con số khác nhau thì sẽ có ý nghĩa khác nhau: ví dụ, giá chữ số thập phân kết thúc là 0.99 nhưng khi kết thúc giá là 0.95 thì giá cả sẽ trở nên hài lòng và dễ dàng hơn. Với menu, Rapp đã soạn ra cái giá kết thúc là .00 nghe có vẻ khá cứng ngắt trong khi giá 0.95 lại thân mật và mời gọi hơn.
Menu này chỉ định giá cả kết thúc là .95 và được đóng khung, viền và nhấn mạnh bởi đường màu đỏ, làm nổi bật những phần cần chú ý trong menu – kết hợp với một số chiến thuật khác nhau mà chúng tôi đã thảo luận.
Giờ đây,bạn đã có những quan điểm và tâm lý đằng sau thiết kế menu, đây là các ví dụ về thiết kế menu với những “bí kíp” về bố cục, kiểu chữ, giúp bạn tạo nên một menu tuyệt diệu.
Trong nỗ lực đem đến nhiều hơn nữa những bài viết chất lượng dành cho độc giả, RGB.vn mong muốn sẽ giới thiệu đến các bạn những bài viết nội dung hay được biên tập kỹ lưỡng và nghiêm túc. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi.
Khi trích dẫn lại bài viết xin vui lòng ghi rõ nguồn, link RGB.vn
Sponsored
RGB