Home / Các món đậu bắp / Các món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi “lớn nhanh như thổi”

Các món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi “lớn nhanh như thổi”

Ở thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể của bé nên việc ăn dặm cần phải được mẹ chăm chút nhiều hơn. Bài viết này, sẽ giới thiệu cho các mẹ thực đơn cho bé 7 tháng tuổi với đầy đủ dưỡng chất, giúp bé “lớn nhanh như thổi”.

Ngoài các loại vitamin cần thiết như: A, B1, C, sắt, protein, kali, omega3, phốt pho… cơ thể bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi phải được cung cấp đầy đủ lượng canxi và vitamin D để hỗ trợ cho việc phát triển hệ xương và răng của bé. Nhưng cần lưu ý, không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thận và chức năng gan.

Bé 7 tháng tuổi đã trải qua giai đoạn tập ăn dặm và khá quen với các loại thức ăn nên cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn rất nhiều, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Đây là lúc thích hợp để các mẹ cho bé làm quen với các loại thức ăn mới mà bé không được ăn giai đoạn 1 như các loại thịt và cá có thịt màu đỏ.

Thành phần một bữa ăn của bé 7 tháng tuổi vẫn gồm 3 thành phần chính: tinh bột (cơm, mì…), chất xơ (rau, củ…), chất đạm (thịt, trứng, cá…) nhưng lượng thức ăn và hình thái thức ăn đã thay đổi. Bé đã có thể dùng lưỡi đưa thức ăn xuống cổ họng, vì thế mẹ có thể cho bé ăn đặc hơn tháng vừa rồi.

Dưới đây là các món ăn dặm đủ chất dành cho bé 7 tháng tuổi, chị em tham khảo để bổ sung vào thực đơn cho bé yêu nhà mình nhé!

Những món ăn dặm đủ chất dành cho bé 7 tháng tuổi:

Món 1: Khoai tây nghiền với gan gà

dau-bap-luoc-mon-an-dam-7thang-1

Món khoai tây nghiền gan gà cho bé 7 tháng tuổi

Nguyên liệu:

– Khoai tây
– Gan gà
– Rau bina (cải bó xôi)
– Nước luộc gà
– Nước tương
– Bột gạo

Cách chế biến:

Bước 1: Khoai tây rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, nghiền nhuyễn
Bước 2: Gan gà ngâm nước khoảng 10 phút, rồi luộc trong nước sôi khoảng 1 phút.
Bước 3: Rau bina rửa sạch, luộc chín, sắt nhuyễn
Bước 4: Lấy nước luộc gà vừa đủ, cho gan gà và ít nước tương vào, đun sôi trở lại, cho thêm ít bột gạo để tạo độ sánh. Cuối cùng cho khoai tây và rau bina vào.
Bước 5: Tắt bếp, thêm ít dầu ăn.

Món 2: Cá ngừ trộn

dau-bap-luoc-mon-an-dam-7thang-2

Món cá ngừ trộn cho bé 7 tháng tuổi

Món này rất dễ làm nên mẹ có thể áp dụng vào những lúc không có thời gian chuẩn bị vì quá bận rộn.

Nguyên liệu:

– Đậu hũ non
– Cà chua
– Cá ngừ hộp

Cách chế biến:

Bước 1: Cá ngừ: bỏ bớt nước, đánh tơi
Bước 2: Đậu hũ non: luộc sơ, nghiền nhuyễn
Bước 3: Cà chua: trụng nước sôi, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền hoặc băm nhỏ
Bước 4: Trộn đều tất cả các nguyên liệu

Có thể bạn quan tâm

• Nhận ngay ưu đãi giảm giá từ Pizza Pepperonis Huỳnh Thúc Kháng

• Top 20 nhà hàng buffet ngon, nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Món 3: Trứng hấp

Món trứng hấp cho bé 7 tháng tuổi

Nguyên liệu:

– Bí ngòi
– Khoai tây
– Trứng gà

Cách chế biến:

Bước 1: Bí ngòi, khoai tây: rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ
Bước 2: Trứng gà: lấy lòng đỏ
Bước 3: Cho tất cả vào máy, xay mịn, sau đó đổ ra bát đem đi hấp cách thủy khoảng 10 phút.
Các mẹ lưu ý: Khi hấp các mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi thì bát thức ăn không bị đổ, lật hay kêu. Có thể thay bí ngòi bằng cà rốt hoặc các loại rau khác.

Món 4: Bơ nghiền

dau-bap-luoc-img-holder-534x330

Món bơ nghiền cho bé 7 tháng tuổi

Nguyên liệu:

– Bơ
– Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách chế biến:

Nạo phần thịt của quả bơ, trộn chung với sữa, nghiễn nhuyễn hoặc xay mịn hỗn hợp bằng máy sinh tố. Đối với món ăn này, mẹ nên lưu ý cho bé ăn vừa phải, vì bơ có thể gây đầy hơi và khó tiêu cho bé.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên cho bé ăn nhẹ bằng các loại rau, củ, quả luộc mềm hoặc sinh tố trái cây. Thức ăn của bé có thể được ninh nhừ, nghiền nát hoặc làm sánh.

Bổ sung thêm cho bé yêu các loại rau, củ, quả luộc mềm hoặc sinh tố trái cây vào thực đơn

Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi cho bé ăn dặm:

– Vẫn duy trì việc bú sữa mẹ.
– Không nêm cho gia vị vào thức ăn để bảo vệ thận của bé.
– Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần nấu với 70 ml nước.
– Kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ… để đa dạng bữa ăn làm phong phú khẩu vị của bé.
– Đừng quên nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
– Thay đổi cách chế biến và thực đơn để tránh gây sự nhàm chán cho bé.
– Nếu mẹ không thể cho bé bú sữa thì mẹ nên bổ sung thêm sữa ngoài cho bé.

Nguồn Conlatatca.vn

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:

PASGO.VN

Check Also

canh-dau-bap-nau-thit-lon-83f6a1cf14506400434e1da77eb2b5a1-cach-chien-com-ngon-slide

Học nhanh cách chiên cơm ngon cho bữa sáng ngon miệng

Đôi khi bạn đã chán với những món ăn hằng ngày mà muốn đổi khẩu …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *