Cách nấu 4 món cháo bổ dưỡng từ cua biển cua đồng cho bé ăn dặm là những cách chế biến khác nhau, công thức quy trình khác nhau nhưng vẫn làm ra một nồi cháo thơm ngon cực bổ kích thích sự thèm ăn của con trẻ. Trong thịt cua có chứa nhiều đạm và omega3 là những chất đặc biệt có lợi cho sự phát triển của bé, vì vậy mà các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng khuyến nghị mẹ nên cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên ăn 1 tuần 1 lần theo nhiều cách chế biến sao cho hợp khẩu vị. Khi ăn cua một lượng vừa đủ và hợp lý, con trẻ lớn lên sẽ phát triển thông minh lanh lợi, tăng cân nhiều hơn và phòng tránh nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh về tim mạch. Mẹ nào chưa có kinh nghiệm nấu cháo tẩm bổ cho con từ cua đồng hay cua biển thì nhanh tham khảo bài viết cách nấu món ngon cho trẻ ăn dặm hôm nay nha.
Bài viết liên quan
Nào hãy cùng big.vn chúng tôi khám phá giá trị dinh dưỡng của thịt cua và cách nấu 4 món cháo cho bé ăn dặm từ cua đồng cua biển ngay bây giờ nhé!
-
1. Giá trị dinh dưỡng của cua đối với người lớn và trẻ em
1.1 Không chỉ là một món ăn rất ngon miệng, cua đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.
1.2 Cua có nguồn omega-3 rất tốt cho cơ thể, có thể giúp giảm được huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm được các chứng viêm, bên cạnh đó omega-3 còn giúp hệ thống cơ hoạt động tốt.
1.3 Cua là thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa được nguy cơ ung thư. 3 ounce cua (1 ounce = 28.35g) chứa khoảng 300-500 mg chất béo tốt cho cơ thể bạn.
1.4 Cua có hàm lượng protein khá tốt, giúp nâng cao sức khỏe cho con người đặc biệt là trẻ em.
1.5 Cua có chất crom, hoạt động như chất insulin, rất tốt trong quá trình trao đổi đường trong cơ thể, giúp duy trì được lượng glucoze tốt.
1.6 Cua có chứa selen, giúp giảm được sự oxy hóa ở tế bào và mô, đồng thời rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động hệ thống chức năng.
1.7 Cua chứa ít calorie (4 ounce thịt cua chứa 98 calorie, 2 gram chất béo) rất tốt cho tim.
-
2. Hướng dẫn mẹ cách nấu 4 món cháo ngon bổ rẻ từ cua đồng cua biển tại nhà cho bé ăn dặm
2.1 Cháo cua đồng bí đỏ cho bé
Bí đỏ là món ăn bổ não, rất tốt cho trẻ nhỏ. Vì thế hàng tuần mẹ nên nấu cháo bí đỏ cho con từ 1-2 bữa; và cháo bí đỏ với cua là món rất ngon bổ dưỡng vì thế xin chia sẻ cùng các mẹ nhé:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo: 1 nắm
- Cua đồng: 1 lạng
- Bí đỏ: 1 miếng nhỏ
- Dầu ăn: 10g
- Nước mắm, hành, nước,…
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch, cho một ít nước đun sôi 5 phút.
- Bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi cháo nấu mềm.
- Cua rửa sạch; bóc bỏ mai, yếm rồi xay, lọc lấy nước cho vào nấu cháo, gạch cua cho vào phi thơm với hành củ rồi cho vào cháo nấu tiếp đến khi cháo đặc lại là được. Xúc cháo ra rồi cho dầu ăn vào để nguội và cho bé ăn.
2.1 Cháo cua đồng cho bé biếng ăn
Ngoài cua biển, cua đồng cũng rất bổ dưỡng, sau đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu món cháo cua đồng nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị (cho 4-5 người):
- Gạo tẻ ngon: 1 lon gạo (lượng gạo có thể gia giảm tương đối tùy theo bạn muốn ăn cháo loãng hay đặc)
- Cua đồng: 500-600g
- Hành khô: 50g
- Hành xanh, thì là
- Gia vị, nước mắm, ớt, tiêu
- Quẩy (chỉ dành cho người lớn, đối với bé thì không nên ăn quẩy).
Cách thực hiện:
- Gạo tẻ vo sạch, ngâm trong nước khoảng 45-60 phút. Gạo sau khi ngâm vớt ra để ráo, giã vỡ hạt gạo.
- Cua đồng rửa sạch, tách mai, bỏ yếm. Khều gạch cua để riêng.
- Cua cho vào cối giã nát, khi giã nhớ cho chút muối, lọc lấy nước, bỏ bã.
- Bắc nồi nước lọc cua lên bếp, quấy đều tới khi thấy thịt cua bắt đầu kết tủa thì có thể ngừng, chờ cho nồi nước sôi bùng, thịt cua đóng thành váng thì hạ lửa nhỏ.
- Vớt thịt cua ra bát.
- Để nguyên nồi nước cua trên bếp, vặn lửa to vừa, cho từng nắm gạo giã vào. Chú ý vừa cho gạo vừa quấy đều tay để tránh gạo bị vón cục và đóng dưới đáy nồi.
- Sau khi cho hết gạo vào nồi nước vẫn phải liên tục quấy, cho tới khi thấy gạo bắt đầu nở đều thì có thể dừng tay. Đậy hé vung nồi, vặn lửa nhỏ, nêm nếm lại gia vị và gia giảm xem lượng nước cho cháo đã hợp lý chưa. Đun nhỏ lửa như vậy thêm khoảng 20-30 phút là được.
- Trong khi chờ cháo chín nhừ, ta có thể quay sang chưng gạch và thịt cua: Hành khô thái mỏng, phi với dầu ăn tới khi thấy hành ngả sang màu vàng và dậy mùi thơm thì đổ gạch cua vào, dùng đũa quấy đều.
- Khi gạch chưng thơm vàng, dậy mùi thì có thể cho thịt cua vào, vặn lửa nhỏ.
- Nêm nếm gia vị, nước mắm, để trên bếp khoảng 10-15 phút cho thịt cua, gạch chưng và gia vị ngấm đều với nhau.
- Đổ thịt cua đã chế biến ra một bát riêng.
- Hành xanh, thì là thái nhỏ, bày riêng ra đĩa.
Trình bày món ăn:
Cháo múc ra bát, xúc gạch cua lên trên, rắc thêm hành xanh – thì là thái nhỏ. Rắc tiêu, ớt cho thơm. Ăn nóng kèm quẩy.
Cháo cua đồng tuy khá mất thời gian chế biến nhưng rất dễ ăn, rất hợp để đổi món khi bạn và gia đình không còn mấy hứng thú với các bữa cơm lặp đi lặp lại hàng ngày. Không những thế, món cháo ngọt ngào này rất tuyệt dành cho bé hay bà bầu trong gia đình để bổ sung canxi và giải nhiệt.
2.3 Cháo cua biển cà rốt cho bé
Khi bé trên 1 tuổi, mẹ có thể yên tâm bổ sung món cua biển vào thực đơn hàng ngày của bé. Với lượng protein cao hơn hẳn các loại thịt khác, cua biển còn đứng top đầu danh sách các món có hàm lượng canxi cao, vậy mẹ còn chần chừ gì mà không mua cho bé một chú cua biển tươi ngon về chế biến nào?
Để lựa được những chú cua ngon, mẹ nên lưu ý chọn những con cua có yếm to, ấn vào thấy rắn chắc, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên- đó chính là những con cua còn tươi sống và nhiều thịt. Với món cua, mẹ nên cho bé ăn lượng thịt ít hơn so với thịt heo, thịt bò vì thịt cua khá cao đạm. Lí tưởng nhất là mẹ nên cho ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh cho bé ăn cua buổi sáng dễ đầy bụng khó tiêu.
Sau đây, mời các mẹ tham khảo cách chế biến món cua biển cà rốt cho bé nhé.
Nguyên liệu chính: Cua thịt, cà rốt, ngô bắp.
Mẹ sẽ thật bất ngờ khi thấy vị thơm của ngô, vị ngọt của cà rốt hoà quyện cùng những miếng thịt cua được phi hành dậy mùi giúp bé khoái khẩu vô cùng!
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luộc cua với xả, một ít gừng. Các mẹ đừng áp dụng công thức luộc cua với bia giống như cho người lớn ăn nhé, chế biến cho các con mình cần cẩn trọng hơn một chút để an toàn!
Cua chín mẹ gỡ thịt cua ra cẩn thận tránh sót các mảnh vỏ cua sắc nhọn còn sót trong thịt. Các con còn bé thì mẹ chỉ nên cho ăn thịt chứ không nên ăn gạch cua nhé mẹ!
- Bước 2: Mẹ gọt tách ngô lấy hạt. Sau đó xay nhuyễn cùng 90ml nước, lọc bỏ bã, còn nước ngô dùng để nấu cháo. Như vậy, nồi cháo sẽ thơm thơm vị ngô ngọt và có màu vàng ruộm hấp dẫn.
- Bước 3: Bắc nồi nước ngô xay lên bếp đun. Khi nấu mẹ cho thêm ½ củ cà rốt cho ngọt nước nhé. ½ củ cà rốt còn lại mẹ nạo băm nhỏ tuỳ theo độ thô bé ăn được.
Sau 45 phút – khi cháo đã chín và bé chuẩn bị ăn, mẹ vớt bỏ củ cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chin.
- Bước 4: Song song khi món cháo đã gần tắt bếp, mẹ băm nhuyễn thịt cua. Bắc chảo cho dầu olive phi ½ củ hành khô bằm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
- Bước 5: Mẹ đổ cháo cà rốt ra bát, rắc thịt cua đã được phi hành dậy mùi thơm lừng và cho thêm vài giọt dầu gấc là bé yên tâm “đánh chén”.
Vậy là món cháo cua đã hoàn thành xong rồi đó mẹ. Món cháo cua là tuy rất bổ dưỡng nhưng do cao đạm nên hàng tuần các mẹ chỉ nên nấu cho bé 1-2 bữa thôi nhé.
2.4 Cháo cua rau mồng tơi cho trẻ 9 tháng trở lên
Đầu tiên, các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em sẽ hướng dẫn các chị em cách nấu cháo cua biển rau mồng tơi để cải thiện bữa ăn cho bé biếng ăn.
Khi con trên 9 tháng là mình đã hoàn toàn an tâm bổ sung hải sản tôm cua vào cháo ăn dặm của con hàng ngày. Cháo được nấu từ thịt cua biển nên rất giàu kẽm, vitamin A, C giúp tăng miễn dịch cho cơ thể bé. Cháo cua biển còn được xem như là một món ăn dinh dưỡng phòng tránh chứng còi xương cho bé vì cua giàu chất đạm hòa tan, canxi nên bé dễ hấp thu hơn.
Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để ta lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Tuy nhiên đối với trẻ ăn dặm, gạch cua vẫn có thể gây dị ứng nên các mẹ lưu ý chỉ mua cua thịt cho bé. Khi chọn cua, các mẹ nhìn vào bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.
Món cua biển nhiều đạm, nấu để bổ sung dinh dưỡng cuối tuần cho con quả là rất hợp lý.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chén cháo trắng nấu đặc.
- Nạc cua biển gỡ nhỏ 20g (2 muỗng canh)
- Rau mồng tơi xắt nhỏ 20g (2 muỗng canh)
- 1/2 viên bơ lạt (5g)
- Nước dùng gà.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cua biển mua về chà sạch bùn đất. Hấp chín với vài lát gừng.
- Bước 2: Gỡ nạc cua, xé tơi. Các mẹ nhớ kiểm tra kỹ những mảnh vụn vỏ cua thường hay dính lẫn trong thịt cua để tránh bị hóc.
Thường 1 con cua gỡ ra được rất nhiều thịt nên mình chỉ lấy 1 ít để nấu cho con, phần thịt cua còn lại thì sao khô thành ruốc cất tủ lạnh cho con ăn dần.
- Bước 3: Bắc nồi, cho bơ vào đun chảy.
- Bước 4: Đợi bơ tan thì các mẹ đổ thịt cua vào, đảo nhanh tay.
- Bước 5: Cho cháo và ít nước dùng vào nồi, đảo đều rồi cho rau vào, nêm xíu nước mắm rồi đợi đến khi cháo sôi lại thì tắt bếp là được.
- Bước 6: Cho rau mồng tơi thái nhỏ vào đun cho đến khi rau chín. Vì Kem nhà mình ăn cũng khá đặc nên mình chỉ để cháo ít nước. Với bé chưa quen ăn thô, mẹ có thể thêm chút nước cho loãng vừa độ ăn của con.
Vậy là đã hoàn thành món ăn rồi đấy!
Cả 4 món cháo trên đều vô cùng giàu dinh dưỡng, các bà mẹ có thể linh hoạt thay đổi cho bé yêu nhà mình thay đổi khẩu vị mà không chán. Nhưng bên cạnh đó các mẹ nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng cua chế biến cho bé ăn sau:
- Mẹ không nên cho bé ăn những con cua đồng đã chết vì cua đồng chết có thể bị nhiễm khuẩn dễ làm bé bị ngộ độc.
- Cháo cua sau khi nấu chín thì mẹ nên cho bé ăn ngay, để lâu sẽ bị tanh ăn không ngon.
- Thịt cua dễ bị ôi thiu. Bởi vậy, mẹ nên chế biến đến đâu thì đem nấu cháo cho bé ăn đến đó. Nếu còn thừa nên bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh.
- Cháo cua phải được nấu thật chín mới nên cho bé ăn. Tuyệt đối không cho bé ăn cháo cua sống. Bé đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…thì cần tránh ăn cháo cua đồng.
Sau khi tham khảo nghiên cứu qua cách nấu 4 món cháo cho bé ăn dặm bổ dưỡng từ cua biển cua đồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn não bộ trong 3 năm đầu đời, các mẹ đang nuôi con nhỏ còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay thực hiện ngay nhỉ? Ăn dặm là giai đoạn đặc biệt quan trọng, là chuyển từ thức ăn lỏng sang đặc hơn để hệ tiêu hóa của con sớm thích nghi nên mẹ có thể tham khảo thêm các thực đơn ăn dặm kiểu nhật rồi kết hợp bổ sung thêm 1 trong 4 món cháo ngon lành từ thịt cua hay tôm tùy thích, miễn sao bé cảm thấy thích thú, vừa miệng là được. Ăn cháo cua rất tốt cho sự phát triển của hệ xương và răng nên mẹ đừng bỏ qua công thức nấu cháo ăn dặm cho bé từ nguyên liệu hải sản tươi ngon này nha. Chúc thành công. Luôn đồng hành và ủng hộ big.vn nhé!
BIG.VN