Home / Uncategorized / Thông tin giới thiệu – Những món ăn để cúng, lễ

Thông tin giới thiệu – Những món ăn để cúng, lễ

cac-mon-canh-conga

Trước đây, trong các lễ cúng đình, cúng miễu hàng năm, ngoài phần lễ và hội vui, còn có tổ chức ăn uống. Tùy theo từng lễ cúng lớn hay nhỏ, làng giàu hay nghèo, năm mất mùa hoặc được mùa, mà quy mô cuộc lễ cũng như vật phẩm dâng cúng có thay đổi. Trong lễ cúng lớn, người ta vật trâu hay bò, nhưng thường là giết heo. Cúng miễu, thì thường là cỗ xôi, với chiếc đầu heo, nhỏ hơn nữa thì cỗ xôi và con gà. Vịt ta, vịt xiêm, ngỗng, chim thường ít dùng để cúng lễ. Gà cúng phải chọn gà trống non, béo, mổ khéo và luộc nguyên con để trên đĩa, không chặt thành miếng. Trước khi luộc gà để cúng người ta uốn sửa đầu cánh con gà sao cho ngay ngắn, cân phân, để sau khi luộc đặt gà lên mâm trông như con gà đang nằm. Luộc gà phải biết đun vừa lửa, thịt chín, da không bị nứt. Ngoài món thịt gà hay thịt heo, lễ vật dâng cúng thường có các loại bánh nếp gói lá chuối hay lá dong và các loại trái cây.

Ba ngày Tết là những ngày ăn uống, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành. Do vậy nhà nào dù giàu hay nghèo cũng đều có chuẩn bị mâm cơm Ngày Tết sao cho đàng hoàng, có thịt, có bánh mứt, có trái cây. Nhà khá hơn thì có nem, có chả và vài món đặc sản đắt tiền để cúng ông bà, tổ tiên, sau đó đãi khách. Thịt thì chủ yếu là thịt heo và thịt gia cầm. Thịt bò, trâu, dê thường ít dùng để cúng trong ngày Tết. Ở Bến Tre, trong ngày Tết, hầu như nhà nào cũng có nồi thịt heo kho chung cùng cá lóc, cá bông và trứng vịt, dĩ nhiên không thể thiếu nước dừa, còn có thêm một nồi canh khổ qua để nguyên trái nhồi thịt. Nhà khá hơn thì gói thêm vài chục gói nem, đôi cây giò lụa, bì bó. Bánh tráng cũng là món ăn góp phần rôm rả trong ngày Tết. Đặc biệt là món dưa chua, có thể là dưa giá, dưa cổ hũ dừa, củ kiệu dùng để ăn kèm với thịt mỡ cho đỡ ngán. Đó cũng là món để những người thích nhậu thường dùng để đẩy chất cay trong ngày Tết. Trong ba ngày Tết, bà con ta thường giữ tập quán mời khách ăn uống dù ít hoặc nhiều khi khách đến nhà. Thường qua ngày mùng 4, người ta tổ chức ăn nhẹ. Tô cháo gà nấu loãng, hoặc cháo ám cá lóc ăn nóng với rau ghém có nõn chuối non xấc mỏng với các loại rau thơm, sau những bữa ăn nhiều chất béo, có tác dụng gây cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu. Dưa hấu cũng là món không thể thiếu được trong ngày Tết. Chất ngọt dịu và mát của miếng dưa hấu sẽ góp phần đẩy lùi cảm giác ớn, ngấy vì những món ăn, thức uống của ngày Tết gây ra.

Cỗ đám tang, đám giỗ

Một tập tục lâu đời là gia đình có tang, bên cạnh khay trầu, cau, thuốc lá, nước trà để tiếp khách, thường cố gắng chạy cho được con heo, dù lớn hay nhỏ, để làm cỗ thết đãi những bạn bè bà con, láng giềng đến giúp đỡ, phúng điếu, lo toan mọi việc chôn cất, trong khi gia chủ bối rối nhiều thứ. Khác với phương Tây, người ta kỷ niệm ngày sinh là chủ yếu còn phương Đông thì coi ngày chết, lấy đó làm kỷ niệm hằng năm, tổ chức cúng giỗ để tưởng nhớ người đã khuất. Tùy theo từng gia đình, từng hoàn cảnh mà mâm cỗ có khác nhau. Giỗ nhà nghèo thì thường đơn giản. Nhưng dù túng thiếu đến đâu, chủ nhà cũng mua sắm một ít thịt, cá, rau, trứng để làm mâm cơm dâng cúng người thân quá cố không đến nỗi quá đạm bạc. Những nhà khá giả, hoặc giàu có, đông con cháu thì đám giỗ được chuẩn bị được tiến hành từ một vài tháng trước đó. Một số gia đình theo nếp cũ, nhiều khi tổ chức đám giỗ kéo dài hai ba ngày: tiên thường, chánh giỗ, hậu thường.

Cơm đãi khách

Nói về tập tục của người Gia Định trong phạm vi giao tế, vào đầu thế kỷ XIX Trịnh Hoài Đức đã viết: “Ở Gia Định có người khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng tiếp cơm, bánh tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ, quen lạ, tung tích ở đâu, ắt đều thâu nạp khoản đãi, cho nên người đi chơi không cần đem tiền gạo theo… “. Tinh thần hiếu khách, của quan niệm lấy tình lấy nghĩa làm chính, làm trọng của người xưa, người Bến Tre vẫn bảo lưu khá đậm cho đến ngày nay.

Cơm khách thường sử dụng những sản phẩm “cây nhà lá vườn ” như tôm càng và cua lột. Với tôm càng, có thể chế biến cả chục món ăn hấp dẫn: tôm nướng than gáo dừa, tôm bóc vỏ kho tàu, tôm quết nhuyễn vò viên nấu cháo, hoặc đắp quanh miếng mía lau đã róc vỏ, đem nướng làm món chạo tôm, nem chua làm từ thịt tôm càng có hương vị vượt xa nem thịt heo v.v…

Cơm khách khác với cơm cỗ bàn ở chỗ nó không bị gò bó vào quy cách nấu nướng, và số món ăn, số lượng bát, đĩa, cách bày biện v.v… có khi chủ nhà thích đãi khách bằng một bữa “cơm mắm”, nhưng thực tế mâm cơm lại đầy cá thịt, trái cây của vườn nhà. Sự tiếp đãi ân cần, mâm bát sạch đẹp, cách bày biện, nấu nướng khéo, thái độ hòa nhã lịch sự của chủ nhà là những chi tiết quan trọng, góp phần làm cho bữa cơm khách thêm ngon đậm đà và ý vị.

cac-mon-canh-avatar2016-10-25-10-39-49-821
cac-mon-canh-avatar2016-10-25-10-33-45-743
cac-mon-canh-avatar2016-10-25-10-27-38-56
cac-mon-canh-avatar2016-10-25-10-21-13-524
cac-mon-canh-bandohanhchinh
ca-tram-kho-to-avatar2016-10-24-15-25-33-41

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BẾN TRE

Check Also

mon-ngon-cho-be-4-tuoi-slider-20171115-1510762327964294

Thức ăn dinh dưỡng cho trẻ từ 4 – 5 tuổi | Gia Đình Nestlé

4-5 tuổi là độ tuổi trẻ đã hình thành ý thức, rất tích cực tìm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *